Cả nước hiện nay có khoảng hơn 5,5 triệu hộ kinh doanh cá thể, một con số lớn hơn nhiều so với số lượng doanh nghiệp hiện nay. Hộ kinh doanh cá thể vẫn là một bộ phận có đóng góp đáng kể vào nền kinh tế – xã hội, giúp tạo ra nhiều công việc cho người lao động.
Vậy thủ tục thành lập hộ kinh doanh sẽ có điểm khác biệt gì so với thủ tục thành lập công ty cổ phần, công ty tnhh, công ty hợp danh. Để biết chi tiết mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết của https://thongtinchung.com nhé .
Hộ kinh doanh là gì?
Theo điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Một số đặc điểm của hộ kinh doanh.
Theo điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP chúng ta có thể nhận ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh như sau:
- Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân do hộ kinh doanh do một cá nhân, hay một nhóm người làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn đối toàn bộ tài sản của chủ hộ.
- Hộ kinh doanh có từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đặc điểm này cũng là một hạn chế, làm cho việc phát triển hộ kinh doanh bị giới hạn.
- Chủ hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ hộ kinh doanh phải là người Việt Nam
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh
Để thành lập hộ kinh doanh thì cần đạt đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
- Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh không thuộc bảng danh mục cấm kinh doanh.
- Tên hộ kinh doanh có đủ 2 thành tố: Loại hình” Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên không sử dụng từ ngữ, ký tự, ký hiệu vi phạm truyền thống, không được sử dụng các cụm từ “công ty” “doanh nghiệp”,…
- Nộp đầy đủ lệ phí nhà nước.
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Trình tự, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: mẫu giấy đề nghị này cần có một số nội dung sau: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh, số điện thoại, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, số lao động, thông tin của chủ hộ kinh doanh,…
- Bản sao chứng thực Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của chủ hộ kinh doanh.
Nơi nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ở trên, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Thời gian thực hiện thủ tục
Theo khoản 3 điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành ra thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung.
Sau 03 ngày làm việc, bạn không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hay thông báo về việc sửa đổi bổ sung hồ sơ thì bạn có quyền gửi khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trân trọng !
Nguồn : https://luatketnoi.vn
Xem thêm : Những điều cần biết về giấy phép lao động