Trần nhà là khu vực dễ xuất hiện tình trạng thấm dột, đó đó xử lý chống thấm là biện pháp vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn thông tin về những phương pháp chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả nhất, mời các bạn cùng theo dõi nhé!
1. Nguyên nhân và tác hại trần nhà bị thấm dột:
Trần nhà bê tông ngày càng trở nên phổ biến trong các công trình kiến trúc bởi kết cấu bền chắc, chi phí hoàn thiện hợp lý và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, để công trình có tuổi thọ cao, bạn cần thì công chống thấm cho trần nhà.
Một vài nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng thấm dột trần nhà như:
+ Việc thi công chống thấm ban đầu không đúng kỹ thuật, quy trình: thi công chống thấm cho các mép sát nhau không kỹ, quét nước chống thấm không đúng yêu cầu.
+ Sử dụng vật liệu thi công kém chất lượng, xử lý cốt thép không đạt tiêu chuẩn: Theo thời gian, trần nhà kém chất lượng sẽ bị nứt khiến cho nước mưa bị thấm vào gây rêu mốc.
Trần nhà bê tông cần được xử lý chống thấm kịp thời sẽ gây ra những hậu quả như:
+ Trần nhà nấm mốc, phồng rộp hoặc rạn nứt gây mất thẩm mỹ.
+ Trần nhà có thể bị thủng, thấm dột trầm trọng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.
+ Trần nhà bị thấm dột gây mất an toàn, nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình bạn, nhất là khi trong nhà có trẻ nhỏ.
Hơn nữa, chi phí chống thấm trần nhà chỉ chiếm khoảng 2 đến 5% tổng chi phí xây dựng, tuy nhiên, chi phí tu sửa có thể lên tới 20 phần trăm tổng kinh phí. Chính vì vậy, bạn nên chủ động thi công chống thấm ngay trong quá trình xây dựng để tiết kiệm kinh phí cũng như thời gian, tránh tình trạng phải xử lý thấm dột phức tạp sau này.
2. Sử dụng nhựa đường chống thấm trần nhà bê tông:
Nhựa đường là vật liệu chống thấm vô cùng quen thuộc đối với nhiều hộ gia định bởi tính kinh tế cũng như hiệu quả chống thấm cao. Hiện nay, bên cạnh nhựa đường dạng lỏng, các loại màng nhựa đường chống thấm cũng được nhiều người sử dụng do sự cải tiến vượt trội về chất lượng:
+ Khả năng chống thấm nước hiệu quả, bảo vệ kết cấu công trình luôn bền đẹp, chắc chắn.
+ Bám dính tốt trên mọi bề mặt khác nhau, độ đàn hồi tốt, chịu được nhiệt độ khắc nghiệt của môi trường.
+ Khả năng chịu lực tốt, chống chịu được các hóa chất nhẹ.
Tuy vậy, màng chống thấm nhựa đường dạng khò nóng sẽ đòi hỏi kỹ thuật thi công tương đối phức tạp, màng chống thấm tự dính sẽ có nhược điểm về độ bám dính.
Quy trình thi công màng nhựa đường chống thấm:
+ Bước 1: Xử lý bề mặt thi công: Bạn cần làm sạch bề mặt thi công, loại bỏ các vết dầu mỡ, nấm mốc trên bề mặt, trám các vết nứt rỗ và tiến hành chà nhám.
+ Bước 2: Trải màng chống thấm ra bề mặt, sắp xếp sao cho tấm màng chống thấm đầu tiên và thứ 2 có mép chồng lên nhau khoảng 10cm.
+ Bước 3: Tiến hành bóc lớp bảo vệ và dán màng (đối với dạng màng nhựa đường dán) hoặc khò nóng bằng bình gas (đối với màng chống dính khò nóng) rồi dùng dụng cụ chuyên dụng để miết các mép tấm màng với nhau sao cho chắc chắn nhất.
Lưu ý với các vị trí giao với tường và vạt cuối cần được dán chồng lên 15cm, gia cố các điểm yếu như chân tường giao sàn, cổ ống thoát nước và khe lún.
>> Gợi ý cho bạn: Sơn chống thấm JYMEC – Lựa chọn tin dùng của mọi nhà
3. Sử dụng sơn chống thấm trần nhà bê tông:
Sơn phủ bề mặt thường được sử dụng nhiều đối với các công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ. Loại vật liệu này sẽ đem đến bề mặt bóng đẹp cho trần và có thể ngừa thấm nước, tuy nhiên lớp màng mỏng chống thấm có thể bị lão hóa theo thời gian hoặc bị tác động bởi ngoại lực. Chính vì vậy, khi sử dụng sản phẩm sơn chống thấm, bạn cần dùng kết hợp với những vật liệu chống thấm dạng lỏng khác để tăng hiệu quả bảo vệ công trình.
4. Chống thấm trần nhà bê tông bằng Sikaproof Membrane:
Vật liệu chống thấm Sika có những ưu điểm như:
+ Khả năng thẩm thấu nhanh, hình thành lớp màng bảo vệ cho kết cấu bê tông cực tốt.
+ Chống thấm nước hiệu quả, dễ dàng trong thi công, phù hợp với mọi bề mặt.
Khi thi công chống thấm bằng Sika, bạn nên thực hiện sơn từ 2 đến 3 lớp để đảm bảo hiệu quả chống thấm tuyệt đối cho công trình.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về phương pháp chống thấm trần nhà bê tông, hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để có thể xử lý chống thấm hiệu quả cho công trình của mình, chúc bạn thành công nhé!
>> Xem thêm:
- Sử dụng sơn sàn Epoxy cho nhà máy chế biến thực phẩm
- Những tips trang trí hiên nhà đơn giản mà bắt mắt