Bất động sản

Nhiều doanh nghiệp bất động sản lo sợ trước tháng “cô hồn”

Sau đại dịch Covid-19 lần 1 khiến thị trường bất động sản gặp không ít khó khăn, chưa kịp trở về trạng thái hoạt động như trước thì nay lại rục rịch chuẩn bị bước sang tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng “cô hồn”. Theo quan niệm xưa, nhiều người thường tránh mua hay xây dựng nhà đất trong tháng 7 âm lịch. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản lo lắng trước tháng “cô hồn” vì giao dịch trong thời điểm này sẽ ít hơn, và có sự suy giảm về doanh thu, lợi nhuận.

Vì sao lại kiêng kỵ tháng “cô hồn”?

Tháng Ngâu mưa nhiều nên gây trở ngại cho thực hiện giao dịch về bất động sản, nhất là khi mua nhà xong thường phải sửa chữa lại thì mưa gió.

Nhiều năm trở lại đây, các báo cáo về thị trường bất động sản đều thể hiện sự suy giảm về giao dịch ở tháng 7 âm lịch. Lý giải về tình trạng suy giảm, chững lại của thị trường bất động sản trong thời điểm này, các chuyên gia bất động sản đều khẳng định điều này là bình thường. Bởi tháng Ngâu – được cho là tháng không may mắn trong kinh doanh và các khách hàng, nhà đầu tư thường có tâm lý tránh giao dịch trong tháng này.

Dù chiều hướng này đến nay có phần giảm bớt, nhiều nhà đầu tư hoặc người mua nhà thấy phù hợp thì giao dịch luôn, bất chấp những quan điểm cũ. Ông Bùi Văn Doanh – Viện trưởng Viện nghiên cứu bất động sản cho hay, nói chung hiện nay nhiều người cũng không còn quá câu nệ về việc mua nhà trong tháng Ngâu.

Tháng "cô hồn" khiến nhiều khách hàng e dè trong giao dịch bất động sản.
Tháng “cô hồn” khiến nhiều khách hàng e dè trong giao dịch bất động sản.

Nhưng vì tháng 7 âm lịch mưa nhiều nên cũng có gây trở ngại cho thực hiện giao dịch về bất động sản, nhất là khi mua nhà xong thường phải sửa chữa lại thì mưa gió rõ ràng là một trở ngại đối với chủ nhà. Hơn nữa theo các chuyên gia, việc nhập trạch, chuyển nhà trong điều kiện trời mưa dầm cũng là một bất lợi. Cộng thêm trời mưa tạo tâm lý bớt hứng khởi nên ít người muốn mua nhà vào tháng Ngâu.

Đặc biệt tháng 7 âm lịch có lễ xá tội vong nhân, dân gian thường gọi là tháng cô hồn nên nhiều người cũng kiêng mua nhà vào tháng này. Vì vậy giao dịch bất động sản tháng này bao giờ cũng trầm lắng hơn cả.

Một giám đốc sàn giao dịch bất động sản ở Hà Nội cho biết, Covid-19 khiến thị trường bất động sản trong những tháng đầu năm chịu cảnh trầm lắng và vô số sàn phải đóng cửa, ngưng hoạt động.

“Độ 1,2 tháng trở lại đây khách lại rục rịch quay trở lại xem nhà đất, số lượng bán chưa phải là nhiều thì thời điểm này cùng lúc chúng tôi phải xác định khó khăn cả từ làn sóng Covid-19 lần 2, cả tháng cô hồn”, vị giám đốc chia sẻ.

Thị trường bất động sản chưa kịp hồi phục lại đối mặt với khó khăn

Các báo cáo được công bố đều cho thấy, hầu hết các phân khúc của thị trường bất động sản hiện chứng kiến mức giảm sút lớn trong các giao dịch do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ đầu năm 2020, tuy nhiên trong quý 2 đã có phần nào được hồi phục.

Bộ Xây dựng cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp tới nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Sau hai tháng nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế – xã hội đang dần dần được khôi phục. Các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng, bám sát chính sách hỗ trợ của Chính phủ, từng bước hoạt động trở lại.

“Hoạt động kinh doanh bất động sản đã có sự tiến triển tốt hơn, sôi động hơn quý trước và có những tín hiệu lạc quan, tích cực hơn, có thể nói, đến nay thị trường bất động sản đang từng bước khôi phục lại sau thời gian giãn cách xã hội và sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng phát triển”, Bộ Xây dựng nhận xét.

Cũng theo Bộ Xây dựng, trong quý 1/2020, các sàn giao dịch bất động sản chịu tác động, nặng nề từ đại dịch Covid-19, có tới 80% sàn tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, trong quý 2, sau khi đại dịch được kiểm soát tốt, các thị trường bất động sản đã phục hồi nhanh chóng và hầu hết đã hoạt động trở lại. Tính đến thời điểm hiện tại ước tính khoảng 15% sàn giao dịch vẫn phải đóng cửa hoạt động, nhưng số lượng sàn thành lập mới tăng khoảng 20%.

Như vậy, sau đợt cao điểm của đại dịch Covid-19 thì số lượng sàn giao dịch bất động sản hoạt động có xu hướng tăng lên so với trước đại dịch dù vẫn còn 1 số sàn giao dịch chưa hoạt động trở lại.

Thị trường bất động sản chịu cùng lúc cả đại dịch Covid-19, cả tháng "cô hồn".
Thị trường bất động sản chịu cùng lúc cả đại dịch Covid-19, cả tháng “cô hồn”.

Tuy nhiên, với làn sóng Covid-19 mới bùng phát từ tháng 7 tại Đà Nẵng lan ra nhiều tỉnh thành trên toàn quốc thì thị trường bất động sản quý 3 lại được nhận định không mấy tích cực. Chưa kể như hàng năm, quý 3 có tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng Ngâu, tháng “cô hồn”.

Các chuyên gia cho rằng, nếu dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát mạnh, các địa phương tiếp tục triệt để việc giãn cách xã hội thì thị trường bất động sản sẽ lại tiếp tục rơi vào trạng thái tạm dừng hoạt động. Trạng thái “ngủ đông” này có thể đáng sợ hơn lần trước vì sức lực doanh nghiệp đã hao kiệt do làn sóng đại dịch Covid-19 lần 1.

Theo thống kê của Vndirect, trong quý 2, lợi nhuận ngành bất động sản sụt giảm đến 29,3% so với cùng kỳ do khó khăn trong việc ghi nhận doanh thu chuyển nhượng căn hộ và mở bán. Bên cạnh đó, các yếu tố về tài chính, thu nhập và cả tâm lý thận trọng của khách hàng ngày một tăng và việc suy thoái kinh tế dẫn đến sức cầu suy giảm mạnh.

Doanh nghiệp lo sợ doanh thu tiếp tục giảm

Thị trường vốn đã khó khăn vì dịch Covid-19 trong suốt quý 1, vừa mới phục hồi trở lại thì nay lại rục rịch chuẩn bị bước sang tháng Ngâu khiến không ít doanh nghiệp lo lắng. Theo kinh nghiệm từ những năm trước, để không ảnh hưởng nhiều đến doanh số bán hàng, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã tung ra các “chiêu” khuyến mãi nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng trước đó khoảng 2-3 tháng.

Nhận xét về việc các doanh nghiệp bất động sản tung chiêu khuyến mãi khách hàng trước tháng 7 âm, nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng đây là một việc cần thiết. Bởi vì vẫn có nhiều khách hàng không quá chú trọng về việc kiêng kỵ trong tháng Ngâu, nếu thấy có giá cả hợp lý thì họ vẫn sẽ lựa chọn giao dịch tháng này.

Lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản có thể giảm sút trong tháng "cô hồn".
Lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản có thể giảm sút trong tháng “cô hồn”.

Ông B.V.Doanh – Viện trưởng Viện nghiên cứu bất động sản cho biết: “Tháng Ngâu chỉ liên quan đến sự tích ông Ngâu – bà Ngâu, Ngưu Lang – Chức Nữ; là tháng đoàn tụ chứ không hề ảnh hưởng gì đến chuyện tài lộc khi mua bán nhà”.

Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, thời tiết không thuận lợi của tháng 7 âm lịch cộng với quan niệm về tháng cô hồn nên tâm lý khách hàng vẫn tránh mua nhà vào tháng này. Vì người ta quan niệm rằng căn nhà gắn bó lâu dài nên thà kiêng một chút thừa còn hơn, với quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Đặc biệt là sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nên nhiều người vẫn ngần ngại trong việc mua tài sản lớn như nhà, đất. Vì vậy giao dịch nhà đất tháng này thường trầm lắng, và có phần suy giảm.

Nhận định về thị trường bất động sản nửa cuối năm 2020, ông Doanh cho rằng, Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường bất động sản như du lịch và shophouse hay nhà ở, đặc biệt là căn hộ chung cư cũng có chịu ảnh hưởng nhưng không nhiều.

Do đó, tại thời điểm tháng “cô hồn”, doanh thu của nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ có phần suy giảm, chịu ảnh hưởng đồng thời của dịch Covid-19 lần và tháng “cô hồn”.

Trên đây là những thông tin YouHomes tổng hợp được về thị trường bất động sản tháng “cô hồn”. Tuy nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn vì doanh thu có thể giảm trong thời điểm này, nhưng đây lại là cơ hội vàng cho nhiều nhà đầu tư bất động sản. Và mong rằng các doanh nghiệp bất động sản có thể phục hồi trở lại sau tháng “cô hồn”.

>>>>>>>> Mua chung cư Ecopark

>>>>>>>> Mua chung cư Times City

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh, làm văn phòng mới nhất 2020

Rate this post

Related posts

Mức bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn

Lê Nguyệt Ánh

Tại sao nên chọn Chung Cư Vcity để đầu tư?

Thiết kế mặt bằng chung cư Dabaco chi tiết, xem ngay!

Leave a Comment