Thể thao

Những vụ bê bối chấn động thể thao thế giới

Bên cạnh những thành tích, những kỷ lục mà các vận động viên mang lại thì cũng không có ít những tiêu cực, những vụ gian lận, bê bối chấn động làng thể thao thế giới.

Dưới đây là 4 vụ bê bối chấn động thể thao thế giới được cho là tiêu biểu nhất, làm dậy sóng dư luận cả một thời.

Tham nhũng trong bóng đá

Liên đoàn bóng đá thế giới đã thay đổi một loạt nhân sự kể từ khi các nhà điều tra Thụy Sĩ bắt giữ 7 quan chức cấp cao của tổ chức này tại một khách sạn ở Zurich (Thụy Sĩ) hồi tháng 5 năm 2015.

Tuy nhiên, các công tố viên không dừng lại tại đó và 8 nhân vật chủ chốt trong vụ án này sẽ phải ra hầu tòa ở New York (Mỹ).

Ông Jeffrey Webb- Cựu Phó Chủ tịch FIFA, người từng thú nhận tội âm mưu lừa đảo, gian lận thư tín, rửa tiền, có thể bị kết tội trong tháng 5/2017.

Hai cựu Phó Chủ tịch FIFA khác là ông Jack Warner và ông Nicolas Leoz có thể bị dẫn độ sang Mỹ trong năm 2017.

41 cá nhân khác và công ty đã bị giới chức Mỹ buộc tội hối lộ hơn 200 triệu USD.

Các công tố viên Mỹ và Thụy Sĩ cũng đang ráo riết điều tra riêng rẽ việc trao quyền đăng cai World Cup 2018 và 2022 lần lượt cho Nga và Qatar cũng như các hoạt động của cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter.

Maradona bị đuổi khỏi giải

Năm 1994 bản án doping lại một lần nữa gọi tên cậu bé vàng Maradona. Sau khi phải chịu án cấm vì sử dụng doping tại Wold Cup 1990, Maradona vẫn tiếp tục ngựa quen đường cũ, dương tính với doping sau trận đấu với Nigeria tại Wold Cup 1994.

Marado đã biện hộ rằng mình hoàn toàn vô tội, kết quả bản xét nghiệm là do đồ uống ông đã sử dụng có chứa chất Ephedrine.

Sau vụ bê bối đó, Maradona chính thức giã từ sự nghiệp thi đấu đầy vinh quang của mình.

Lance Armstrong bị tước danh hiệu và cấm thi đấu

Ngày 22/10/2012, Lance Armstrong- huyền thoại đua xe đạp người Mỹ chính thức bị tước cả 7 chức vô địch Tour de France.

Đồng thời, ông bị cấm thi đấu vĩnh viễn sau khi bị kết tội gian lận trong thi đấu và luôn tìm cách qua mặt các cuộc kiểm tra doping.

Dù các mẫu thử nước tiểu của tay đua huyền thoại này cho kết quả là phản ứng âm tính với các chất bị cấm, nhưng có hơn 10 vận động viên cùng thành viên đoàn đua làm chứng về việc Armstrong sử dụng các biện pháp bị cấm như truyền máu, sử dụng chất kích thích….

Quy trình để che mắt các nhà chức trách được thực hiện bởi nhiều nhân vật, trong đó có một kẻ lái mô tô bí ẩn chuyên cung cấp thuốc cấm cho đội của Armstrong, bác sĩ người Ý chuyên chỉ dẫn cho các cua-rơ cách sử dụng doping, thậm chí cả những nhân viên xoa bóp của cuộc đua cũng bị lôi kéo thành kẻ đồng lõa.

>>Xem thêm:

Giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên

Sai lầm khi nuôi dạy con mà bố mẹ thường mắc phải

Scandal doping của Đông Đức

Từ năm 1970 đến 1989, Đông Đức đã tiến hành chiến dịch “State Plan 14.25” tai tiếng, ép buộc hơn 10.000 vận động viên dùng doping từ rất sớm.

Khi đó các vận động viên đều bị ép sử dụng chất Anabolic Steroid, đó là chất tăng trưởng cơ bắp, thúc đẩy phân chia tế bào, tăng trưởng mô và cơ xương…

Nhờ có doping, Đông Đức đã vươn lên trở thành cường quốc thể thao nhưng hậu quả đã để lại vô cùng nghiêm trọng.

Do lạm dụng doping, nhiều vận động viên đã mất cân bằng nội tiết tố, bị ung thư, các vận động viên nữ còn bị vô sinh…

Tháng 10/2007, Ủy ban Olympic Đức thông báo là bồi thường cho 157 vận động viên trước đây của Đông Đức tổng số tiền 2,9 triệu euro.

 

Rate this post

Related posts

Bí quyết tạo thêm động lực trong việc tập thể dục vào mùa thu

Lợi ích tập gym thường xuyên theo chế độ hàng ngày

Cách xem trực tiếp bóng đá trên điện thoại không giật, lag

Lê Nguyệt Ánh

Leave a Comment