Công nghệ

Nộp thuế điện tử – Cuộc cách mạng 4.0 đỡ lo dịch Covid-19

Nộp thuế điện tử được xem là phương pháp làm việc hữu hiệu thời đại dịch Covid 19. Với ứng dụng này, người nộp thuế không cần phải đến tận cơ quan thuế để xếp hàng chờ nộp thuế, chỉ cần có máy tính hoặc chiếc smartphone là có thể dễ dàng giải quyết được công việc, không lo nộp thuế muộn. Đặc biệt, do những ảnh hướng của dịch bệnh Covid 19 nên Chính phủ đã ban hành nghị định 41/2019 để gia hạn thời hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp. Có thể thấy, đây là những nỗ lực của ngành thuế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào triển khai các dịch vụ công và sự quan tâm của ngành thuế đối với các doanh nghiệp.

Nộp thuế điện tử giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục nhanh chóng, thuận tiện chỉ mất vài cú “click”. Thay vì phải đứng xếp hàng chờ đợi đến số thứ tự của mình mới có thể nộp thuế như trước đây thì giờ đây doanh nghiệp có thể triển khai nộp thuế vào bất cứ thời gian nào, vào cả những ngày nghỉ lễ, tết một cách nhanh chóng.

Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, việc người nộp thuế có thể thực hiện các thủ tục kê khai và nộp thuế qua mạng bằng phương thức xác thực mã OTP qua tin nhắn thay vì đứng hàng dài chờ đến lượt càng có ý nghĩa.

nộp thuế điện tử

Sau khi nộp thuế điện tử xong, người nộp thuế có thể dễ dàng tìm kiếm lại thông tin hoặc tra cứu thông tin nộp thuế, in phiếu nộp thuế nhanh chóng.

Việc triển khai ứng dụng nộp thuế điện tử còn giúp việc quản lý thuế của cơ quan thuế trở nên hữu hiệu hơn, giúp chống thất thu ngân sách nhà nước. Chính bởi vậy, những năm nay ngành thuế cũng nỗ lực không ngừng trong việc triển khai các lớp tập huấn, hướng dẫn người nộp thuế kê khai, nộp thuế qua mạng.

Trong khi đó, với doanh nghiệp thì việc kê khai, nộp thuế được xác thực bằng chữ ký số. Khi người nộp thuế chưa có chữ ký số thì việc cung cấp dịch vụ kê khai, nộp thuế cho cá nhân thông qua xác thực tin nhắn OTP là rất cần thiết. Hiện các loại thuế có thể triển khai như khai và nộp lệ phí trước bạ ô tô xe máy, chuyển nhượng bất động sản, thông báo tờ khai lỗi, hoàn thuế… Không chỉ thế, việc gửi tin nhắn xác thực OTP cũng mang tính chất bảo mật dữ liệu cá nhân cho người nộp thuế khi tin nhắn chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn, được gửi tới số di động của chính người nộp thuế.

Có thể thấy, ngành thuế đã nỗ lực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để cải cách thủ tục hành chính, mang đến những ứng dụng thiết thực, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Đặc biệt, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc thay đổi cách làm việc, phương thức làm việc chính là yếu tố tất yếu để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngành thuế chính là một trong những ngành then chốt cần ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu khắt khe của công việc.

Liệt kê những loại báo cáo tài chính thường gặp của DN 

5 tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử

Hiện nay, ngành thuế cũng đang không ngừng nâng cấp hệ thống, cải tiến chất lượng dịch vụ để mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Ví dụ như trước đây, nếu người dùng phải nhớ tài khoản đăng nhập của cả hệ thống kê khai thuế và hệ thống nộp thuế điện tử thì giờ đây, chỉ cần ghi nhớ một tài khoản đăng nhập duy nhập trên hệ thống thuế điện tử eTax là có thể dễ dàng thực hiện việc kê khai, hoàn thuế, nộp thuế và tra cứu các thông tin về thuế một cách dễ dàng, thuận tiện.

5/5 - (1 bình chọn)

Related posts

Các tính năng và lợi ích Switch Cisco Catalyst 9400 Series

Lựa chọn switch 9200 có đúng đắn hay không?

Hướng dẫn cách chơi Wefinex chi tiết cho người mới

Leave a Comment