Công nghệ

Quy tắc đơn giản để tránh bị mất cắp tiền khi sử dụng ATM

Nếu không cẩn thận khi thực hiện giao dịch tại các trạm ATM thì tiền trong tài khoản của bạn sẽ không cánh mà bay.

Với những chiếc máy ATM bị gắn skimmer, mỗi khi khách hàng thực hiện giao dịch, thông tin thẻ ATM nhanh chóng bị đánh cắp mà chủ thẻ không hề hay biết. Và tiền trong tài khoản nhanh chóng tiêu biến vì một thẻ giả sẽ được nhân bản ngay.

Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn khi thực hiện giao dịch tại các trạm ATM? Hãy đọc và tham khảo các quy tắc đơn giản dưới đây để tránh bị mất cắp tiền khi sử dụng ATM.

Kiểm tra xem máy ATM có bị xâm nhập hay không?

Một trong những chiêu thức đơn giản nhất mà bọn hacker thường sử dụng là lắp camera để quay lại mã pin của người sử dụng và ghi lại dữ liệu trên thẻ ATM sau đó sẽ tạo ra những chiếc thẻ ATM giả để rút tiền hoặc mua hàng trực tuyến.

Sử dụng thông tin này, bọn tin tặc có thể dễ dàng rút hết tiền mặt của nạn nhân chỉ trong vài phút, tất nhiên tiền trong tài khoản của bạn sẽ bị bốc hơi ngay lập tức mà không ai biết.

Dùng tay che lại khi nhập mật khẩu

Cách đơn giản nhất để hạn chế tối đa tình trạng bị mất cắp tiền trong thẻ ATM là bạn hãy dùng tay che lại khi nhập mật khẩu thẻ, điều này sẽ giúp bạn tránh được những con mắt tò mò của người kế bên, hoặc những chiếc camera siêu nhỏ do hacker lắp đặt trong trạm ATM.

Ngoài ra, đừng đặt mật khẩu thẻ trùng với ngày sinh nhật của bạn hoặc người thân, cũng như là các con số gợi nhớ và có liên quan, bởi hacker có thể dò ra dễ dàng.

>>Xem thêm:

mỹ nhân Việt đa tài, không scandal

bê bối chấn động thể thao thế giới

Cẩn trọng với các tin nhắn lừa đảo

Đây là cách thức tưởng đã đi vào dĩ vãng nhưng vẫn thường được các đối tượng lừa đảo thực hiện.

Người dùng có thể nhận được tin nhắn từ một kẻ nào đó giả làm đại diện ngân hàng với thông điệp cảnh báo về những lỗ hổng bảo mật và yêu cầu gọi điện đến số điện thoại để hỗ trợ miễn phí.

Sau đó, chúng sẽ yêu cầu được cấp tài khoản và mật khẩu thẻ để xác nhận.

Bảo vệ máy tính khỏi phần mềm gián điệp

Các loại phần mềm độc hại hay virus có thể xâm nhập, lấy hết các thông tin bí mật mà không cần sự đồng ý của người dùng.

Khi việc thanh toán trực tuyến trở nên phổ biến thì các phần mềm dạng này cũng bùng nổ theo.

Máy tính có thể bị nhiễm các phần mềm này theo nhiều cách khác nhau như bấm vào một liên kết trên Internet,tải về hoặc đi theo một email dưới dạng tập tin đính kèm.

Với các máy tính bị nhiễm phần mềm độc này, mọi thao tác của người dùng đều bị ghi lại và gửi tới hacker. Trong đó bao gồm hàng loạt tên, mật khẩu đăng nhập vào các tài khoản quan trọng.

Để tránh bị rơi vào các tình trạng này, người dùng không nên truy cập vào các website ít tên tuổi, không nghe mời gọi nhấn vào các đường dẫn lạ.

Máy tính cá nhân của bạn cần thường xuyên được quét virus với bản cập nhật mới nhất .

Cẩn trọng khi tải và sử dụng các ứng dụng ngân hàng

Hầu hết các ngân hàng đều có ứng dụng riêng để giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc giao dịch trên smartphone hay ablet.

Tuy nhiên, đã có trường hợp tin tặc làm các ứng dụng “nhái” hòng đánh lừa và lấy cắp thông tin cá nhân khách hàng.

Dù đã tải đúng ứng dụng “chính chủ”, người dùng cũng nên thường xuyên tải các bản nâng cấp để tránh các lỗ hổng mà kẻ gian dễ dàng xâm nhập.

Hãy sử dụng các máy ATM ngay tại ngân hàng

Các máy ATM tại ngân hàng sẽ có tính bảo mật cao hơn và ít bị người khác gắn trộm camera theo dõi.

Bởi đây là nơi thường xuyên có bảo vệ quan sát cũng như nằm trong khuôn viên của ngân hàng.

Thông báo cho ngân hàng khi thấy những giao dịch lạ

Vào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên bạn nhận được tin nhắn thông báo tài khoản vừa bị trừ tiền thì hãy ngay lập tức báo với ngân hàng để họ khóa thẻ.

Đồng thời, luôn kiểm tra lại toàn bộ các khoản thu/chi trong tháng để tránh bị mất tiền oan uổng.

2/5 - (1 bình chọn)

Related posts

Đánh giá chất lượng của màn hình tương tác 4k

Sản phẩm ex2300 phù hợp cho nền tảng công nghệ hiện nay.

Chiến lược giao dịch hiệu quả với phương pháp Price Action

Leave a Comment