Tường nhà ngoài trời là khu vực thường xuyên chịu sự tác động của thời tiết và môi trường xung quanh. Theo thời gian nước mưa lâu ngày ngấm vào sẽ gây thấm dột và xuất hiện những vết nứt trên tường. Nếu bạn không chống thấm sẽ khiến tường ngoài trời nhà bạn bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Hãy cùng chúng tôi tham khảo cách xử lý chống thấm tường ngoài trời khi bị nứt dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân khiến tường nhà ngoài trời bị nứt
Đối với tường nhà mới
Những bức tường ngoài nhà mới xây sau một thời gian đi vào sử dụng trên tường bắt đầu xuất hiện các vết nứt, nếu nhẹ thì chỉ nứt chân chim, còn nếu nặng thì vết nứt dài và sâu hơn. Nguyên nhân là do:
Do kỹ thuật trát vữa: Trát vữa không đồng đều, chỗ dày chỗ mỏng, trát tường xong nắng nhiều mà
không tưới nước dưỡng ẩm, hoặc do thi công không đúng kỹ thuật.
Hoặc có thể do hồ trộn không đúng mác, xi măng quá nhiều, lớp hồ tô trát mỏng.
Do quá trình xây tường không chuẩn, mạch vữa không “no” dẫn đến thẩm thấu qua mạch vữa
Do sử dụng cát quá mịn. Cát dùng xây tô trát có hàm lượng sét tương đối lớn.
Nguyên nhân cũng có thể do gạch xây quá khô không được tưới nước dữ ẩm
Nguyên nhân khác là do thi công sơn nước ngoài trời không đúng kỹ thuật, thi công sai quy trình.
Đối với tường nhà cũ
Tường ngoài trời nhà cũ sau những năm tháng sử dụng sẽ để lại những dấu vết của thời gian. Đó là những vết nứt dăm dạng chân chim và, tại các vị trí nứt đó có bám các rêu mốc xanh, bức tường bị ẩm mốc mỗi khi có mưa, nếu để lâu sẽ xảy ra hiện tượng bong tróc lớp vữa trát bên ngoài tường. Nguyên nhân là do:
Do các nguyên vật liệu xây nên bức tường đã đi vào quá trình lão hóa không còn độ liên kết với nhau nên dễ xảy ra nứt nẻ, bong tróc.
Hoặc nguyên nhân có thể là do sự biến động địa chất, các công trình bên cạnh xây dựng gây ảnh hưởng.
>> Xem thêm:
- Thiết kế mặt bằng chung cư Dabaco chi tiết, xem ngay!
- Thời điểm nào tốt nhất để mua căn hộ chung cư?
2. Chống thấm tường ngoài trời bị nứt nhẹ, đường nứt khe hẹp
Đối với những đường nứt khe hẹp trên tường ngoài trời thì phương pháp đơn giản và nhanh nhất sẽ là sử dụng keo tạo màng bên ngoài và bơm keo lỏng vào bên trong.
Đầu tiên bạn cần đánh nhám cho phẳng toàn bộ bề mặt tường có vết nứt. Bnaj cũng có thể dùng đá mài hoặc máy mài luôn cho nhanh. Sau đó dùng máy áp lực hơi hoặc bằng nước để làm sạch bề mặt tường, chủ yếu là để lộ rõ vết nứt là vết dăm hay nứt chân chim. Tiếp đến bạn hãy dùng bay sắt trát mỏng một lớp keo tạo màng bên ngoài. Đồng thời đặt pat bơm keo khoảng cách khoảng 10 – 15 cm dọc theo đường nứt.
Để đến khi màng keo khô lại tạo thành lớp bề mặt chống keo lỏng có thể chảy ra khi bơm vào trong. Bạn sẽ mở đầu pat bơm keo từ dưới thấp. Bơm keo dần lên trên cao. Đảm bảo đuổi hết không khí ra bên ngoài. Bơm đầy keo lỏng vào bên trong. Chờ đến khi keo bên trong đông cứng lại thì bạn hãy cắt bỏ pat bơm keo và mài phẳng lại tường.
3. Xử lý tường ngoài trời bị nứt đường rộng, dài
Với những vết nứt lớn thì bạn cần đục rộng vết nứt thành hình chữ V rồi làm sạch bụi bẩn, cát bám,… Tiếp đó bạn hãy xử lý vết nứt bằng cách pha trộn tỷ lệ 5 cát : 3 xi măng: 0,8 sơn chống thấm, bạn có thể sử dụng sơn chống thấm JYMEC để đạt hiệu quả chống thấm tối ưu. Khi các vết nứt tường đã được xử lý gọn gàng xong thì bạn tiến hành chống thấm lại cho bề mặt tường bên ngoài.
Hoặc một cách khác bạn cũng có thể sử dụng thanh trương nở để nhét vào khe nứt để bịt kín lỗ khe và ngăn nước nếu có cơ hội ngấm vào tại khe nứt. Sau đó trát đầy vữa chống thấm vào bề mặt và làm phẳng bề mặt tường.
Trên đây là cách xử lý chống thấm tường nhà ngoài trời khi bị nứt. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những kiến thức để xử lý tường ngoài trời khi bị nứt và có giải pháp chống thấm hiệu quả, đem lại giá trị thẩm mỹ và tăng tuổi thọ cho tường ngoài trời.
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm bể nước – Giải pháp tối ưu cho bể nước gia đình