Công nghệ

Chiếc tivi đầu tiên trên thế giới có nguồn gốc từ đâu?

Ngày nay, chiếc tivi là vật dụng quen thuộc mà gia đình nào cũng sở hữu. Nhưng bạn có biết chiếc tivi đầu tiên trên thế giới có mặt từ lúc nào không? Để giải đáp thắc mắc ấy, mời bạn đọc cùng tìm hiểu https://tomko.com.vn/tivi qua bài viết thú vị dưới đây nhé!

 

Chiếc tivi đầu tiên được phát minh bởi ai?

Năm 1925: Người phát minh ra chiếc tivi đầu tiên là John Logie Baird. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của tivi còn sâu xa hơn thế nữa. Năm 1885, người đầu tiên đưa ra phát kiến hệ thống Tivi cơ điện tử đầu tiên là một sinh viên người Đức tên là Paul Gottlieb Nipkow. 

Tuy nhiên, tận 22 năm sau tức là vào năm 1907, phát minh ống phóng đại mới hiện thực hóa các thiết kế của Paul Gottlieb Nipkow.

Từ “tivi” được Constantin Perskyi đề xuất trong một xuất bản tại Viện điện tử quốc tế ở Hội chợ Quốc tế ở Paris năm 1900.

Năm 1924: Công nghệ khiến cho hình ảnh được truyền đi với khoảng cách xa nhờ thí nghiệm truyền và tiếp nhận hình ảnh của Bellde – một nhà khóa học người Anh. 

Năm 1926: Bellde đã khiến cả thế giới kinh ngạc bằng cách biểu diễn công khai thí nghiệm này. Chiếc tivi trong thí nghiệm của ông tuy chỉ có hai màu đen trắng và hình ảnh rất mờ nhưng là tiên phong cho sự xuất hiện của những chiếc tivi hiện đại.

Philo Farnsworth và chiếc tivi đầu tiên

Năm 1927: Philo Farnsworth – một công dân Mỹ sinh năm 1906 đã cho ra đời chiếc tivi đầu tiên. Bản quyền chiếc tivi này thuộc về ông vào năm 1928 sau một thời gian dài tranh cãi.

 

Lịch sử phát triển của tivi

Ở trên chúng ta đã tìm hiểu bối cảnh ra đời của chiếc tivi đầu tiên trên thế giới. Để biết được làm cách nào để có chiếc tivi hiện đại và tân tiến như ngày hôm nay, xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu về lịch sử phát triển của chúng.

Sự ra đời của chiếc tivi cơ học đầu tiên 

Tivi cơ học là tivi sử dụng ống tia âm cực, còn được gọi là tivi quét cơ học (CRT). Tại sao lại có tên gọi như vậy?

Vào năm 1907, hai nhà phát minh là Boris Rosing người Nga và AA Campbell-Swinton người Anh đã kết hợp hệ thống quét cơ học và ống tia âm cực tạo ra hệ thống truyền hình mới. Do đó có tên gọi như trên.

Sự ra đời của chiếc tivi màu đầu tiên

Năm 1925, một sự kiện rất quan trọng trong lĩnh vực truyền hình đã diễn ra: chiếc tivi màu đầu tiên đã được phát minh ra bởi nhà phát minh người Scotland tên là John Logie Baird. 

Tivi đã trải qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển 

Sử dụng bóng đèn điện tử để phát sáng, nó có thể chạy 12,5 khung hình trong 1 giây. Với phát minh này, ông trở thành người có công nhất trong ngành công nghiệp tivi và truyền hình lúc bấy giờ.

Sự ra đời của tivi thương mại

Năm 1938, sau khi chương trình truyền hình đầu tiên được phát sóng, chiếc tivi thương mại mang tên Dumont Model 180 đã ra đời tại Mỹ. 

Dumont Model 180 có kích cỡ 8×10 inch, nó được bán với giá 396 USD tương đương với gần 7000 USD ở thời điểm hiện tại.

Sự ra đời của tivi điều khiển từ xa

Năm 1948, Tele Zoom – chiếc điều khiển từ xa cho tivi đầu tiên ra đời. Tuy nhiên không như điều khiển hiện đại có thể chuyển kênh và bật tắt tivi, Tele zoom chỉ có thể phóng to hình ảnh trên tivi.

Chiếc tivi màu những năm 1954

Sau đó 7 năm, chiếc điều khiển tivi hoàn toàn mới mang tên Flash-Matic được sáng tạo bởi Eugene Polley, Robert Adler và đồng nghiệp. Nó có thể tương tác với tivi qua hiệu ứng quang điện.

Năm 1997, Viện hàn lâm Truyền hình Mỹ đã trao bằng sáng chế điều khiển cho Polley và Adler.

 

Kết luận

Chiếc tivi đầu tiên trên thế giới là một phát minh mới mẻ và đáng kinh ngạc đối với mọi người từ những ngày đầu tiên. Qua quá trình dài nghiên cứu và phát triển, tivi hiện đại đã có vị trí không thể thay thế với những tính năng và tiện ích tuyệt vời nó mang lại cho người dùng. Tomko hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.

 

Có thể bạn quan tâm:

>>> Lỗi máy tính bị đen màn hình chỉ thấy chuột khắc phục thế nào?

>>> Đánh giá chất lượng của màn hình tương tác 4k

Rate this post

Related posts

Cách vẽ Fibonacci thoái lui trên Tradingview cho người mới

Lựa chọn switch 9200 có đúng đắn hay không?

Vì sao nên sử dụng cáp quang singlemode 2FO để truyền dẫn dữ liệu?

Lê Nguyệt Ánh

Leave a Comment