Blog

Giải pháp cho dầm bê tông cốt thép nhịp 10m

Xu hướng hiện nay, các công trình hiện đại có yêu cầu cao hơn về mỹ quan và chất lượng. Những công trình có thiết kế tổ chức nhiều không gian tiện ích nhịp lớn như nhà thi đấu, phòng ăn tập thể, bể bơi,..Đa số đều sử dụng kết cấu dầm bê tông có nhịp lớn với kích thước dầm cao. Hãy cùng điểm qua một số thông tin về dầm bê tông cốt thép nhịp 10m nhé. 

Dầm là gì? Phân loại dầm

Trước khi tìm hiểu về dầm bê tông cốt thép nhịp 10m thì chúng ta cần nắm rõ khái niệm căn bản về dầm. 

Dầm là một cấu kiện cơ bản với hình dạng là thanh chịu lực uốn được đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng với mục đích đỡ các bản dầm, mái, tường phía trên. 

Cấu tạo của dầm khá đơn giản, cùng với đó là chi phí chế tạo thấp nên có ứng dụng khá rộng rãi trong các công trình. Dầm có nhiều loại bao gồm: dầm sàn, dầm mái, dầm cầu, dầm cầu trục,.. 

Tác dụng của dầm ngang là để đỡ các tấm mái, sàn, tường ngăn cách phía trên. Dựa vào cấu tạo thì người ta phân chia ra làm 2 loại là dầm chính và dầm phụ. Dầm phụ thường gối lên dầm chính nhằm chia nhỏ kích thước của tấm sàn. Dầm phụ cũng có thể vuông góc với 2 đầu dầm chính để làm giằng. 

Dầm bê tông cốt thép là cấu kiện có 2 bộ phận hợp lại là bê tông và cốt thép. Bê tông được tạo nên từ xi măng, cát, đá. Vì vậy, “bóc tách” cụ thể thì thấy dầm bê tông cốt thép sẽ bao gồm các vật liệu là: xi măng, đá, cát, thép. 

Định nghĩa về dầm chính 

Dầm chính là thanh chịu lực gác lên cột, chân cột, vách. Dầm chính có kích thước lớn hơn so với dầm phụ. Trong nhiều công trình, dầm chính được xác định theo phương chịu lực của ngôi nhà, được gọi với tên khác là dầm khung. 

Dầm chính đóng vai trò chịu lực lớn nhất cho công trình, đôi khi dầm chính lại là dầm phụ của cái khác. 

Dầm chính được đặt ở trên tường 200 – 250mm. Dầm chính đặt dựa theo chiều rộng của phòng, cách nhau 4 – 6m. Nếu hơn 6m thì dầm phụ sẽ đặt vuông góc với dầm chính. 

Định nghĩa về dầm phụ 

Dầm phụ cũng được cấu tạo từ bê tông và cốt thép nhưng sẽ không gác lên những cấu kiện chịu nén mà lại gác lên cấu kiện chịu uốn, xoắn. Bản chất của phân chia dầm chính hay dầm phụ nhằm tính toán chịu lực, gán lực từ dầm phụ sang dầm chính một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, việc phân chia còn để chọn tiết diện cho dầm sao cho dầm chính cứng và lớn hơn so với dầm phụ. 

Nhịp dầm là gì? 

Nhịp dầm hay nhịp nhà (ký hiệu là L) là khoảng cách tính từ mép ngoài tường ở bên này sang mép ngoài tường ở bên kia dựa trên phương ngang hà. Trong thi công các công trình công nghiệp, nhịp nhà sẽ chọn theo modun là 6m: L=12, 18, 24, 30, 36. 

Còn đối với công trình dân dụng, nhịp dầm tính theo diện tích đất hoặc yêu cầu của gia chủ. 

Giải pháp cho dầm bê tông cốt thép nhịp 10m

Đối với dầm bê tông cốt thép nhịp 10m thì chiều cao hơi lớn, phần sàn có thể chia ra các dầm phụ. Vì thi công kích thước nhịp lớn này đặc biệt, khác với nhịp trong công trình thông thường nên cần tính toán cẩn thận, tỉ mỉ. 

Bạn nên tham khảo các công trình đi trước để tránh các sai sót không đáng có. Thực ra làm dầm bê tông cốt thép nhịp 10m cũng không quá khó khăn, chỉ cần bạn tính toán chính xác các yếu tố. Đối với những nhịp dầm từ 10m trở lên cần xét TTGH2. Bởi phần này liên quan đến độ võng, nứt, từ biến của bê tông. 

Với thi công công trình, mọi yếu tố cần phải xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng và mỹ quan sau khi hoàn thành. Hy vọng bài viết về dầm bê tông cốt thép nhịp 10m mang đến các kiến thức bổ ích cho bạn. 

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây:

Rate this post

Related posts

Top 3 kính bảo hộ mắt chống bụi, chống tia UV giá tốt nhất hiện nay

Bí quyết để quên hết mối tình đầu và có được nhiều điều trong cuộc sống

Địa Chỉ Mua Máy Bơm Công Nghiệp Graco Uy Tín Nhất Việt Nam Hiện Nay

Leave a Comment